Crazyhouse

-Ý NGHĨA CỦA NHỮNG HÌNH ẢNH, BỨC TƯỢNG TRONG CRAZY HOUSE-

crazy house

Ý NGHĨA CỦA NHỮNG HÌNH ẢNH, BỨC TƯỢNG TRONG CRAZY HOUSE

Ý NGHĨA CỦA NHỮNG HÌNH ẢNH, BỨC TƯỢNG TRONG CRAZY HOUSE

Thông điệp chính của Crazy House là con người hãy sống hòa hợp với thiên nhiên. Cũng từ đó, chủ đề thiết kế của Crazy House là ngôi nhà Rông ở trong một khu rừng nguyên sinh thu nhỏ thể hiện qua hai ngôi nhà Rông lớn & nhỏ cùng với các gốc cây khổng lồ (ngôi nhà gốc cây số 1, 2, 3 và 4). Tiếp theo, rải rác trong khu rừng nguyên sinh này phải có thấp thoáng bóng dáng của con người. Đó là một xã hội thu nhỏ với những hoạt động thường nhật, với những cung bậc cảm xúc “hỉ, nộ, ái, ố” được tái hiện thông qua những bức tượng được đặt rải rác trong ngôi nhà.

Chú bé đến trường

Chú bé đến trường và Chú bé đánh trống:

Chú bé đánh trống

Hai bức tượng được xây dựng vào buổi đầu của Crazy House năm 1990. Tượng “chú bé cắp sách đến trường” truyền tải thông điệp về quyền lợi của trẻ em trong thời đại mới. Tác giả mong muốn các em nhỏ được đến trường học để phát triển đầy đủ về nhận thức, tư duy, kỹ năng cũng như đạo đức. Bên cạnh đó, ngoài hoạt động học tập, các em còn được tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt tập thể.

Cô gái suy tư

Cô gái suy tư:

KTS. Đặng Việt Nga cho xây bức tượng “Cô gái suy tư” vào năm 1990 để tự khắc họa chính bản thân mình. Lúc bấy giờ, bà phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vật chất lẫn tinh thần. Từ khi chuyển đến Đà Lạt, bà phải xoay sở cái ăn, cái mặc cho gia đình. Đến khi quyết định xây dựng Crazy House, mỗi ngày bà lại chìm vào những suy tư, trăn trở, phải làm sao để có đủ số vốn thi công, phải làm sao để hoàn tất được các thủ tục hành chính phức tạp. Dám bước ra khỏi vùng an toàn để sống với ước mơ, hoài bão của mình gian nan là thế, nhưng bà không hề bỏ cuộc bởi bà luôn tâm niệm rằng đã lựa chọn thì phải đi cho đến cùng; thử thách dạy cho người ta càng phải cố gắng vượt lên; bản thân ta là người quyết định số mệnh của chính mình. Vì lẽ đó, bức tượng này không đơn thuần nói về những nỗi niềm, trăn trở mà ẩn sâu bên trong còn là một sự kiên định, bền bỉ và mạnh mẽ của chính tác giả.

Bức tượng hai mặt

Bức tượng hai mặt:

Bức tượng hai mặt được lấy cảm hứng từ món quà mà một vị khách người Úc tặng cho ông Trường Chinh là cha của KTS. Đặng Việt Nga. Món quà này hiện đang được lưu giữ tại phòng tưởng niệm của ông, trong tủ trưng bày kỷ vật. Bức tượng này mang ý nghĩa trong mỗi con người dù ác đến đâu, cũng có một chút gì đó hiền dịu. Một cậu bé phá phách nghịch ngợm đến mấy, thế nào cũng có lúc mềm lòng chảy nước mắt. Thế giới có mặt sáng và mặt tối, có giả dối mà cũng có chân thành, có thiện tâm mà cũng có ác độc. Mỗi người chúng ta đều có ít nhất hai mặt, hai động cơ, hàng trăm nghìn dáng vẻ, muốn nhìn thấu một con người, quả thực rất khó phải không thưa Quý khách?

Bài viết liên quan